Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 25.1.2024
Bên cạnh đó, phòng khám ACC cũng từng tiếp nhận chăm sóc và điều trị chấn thương thể thao các vận động viên quốc gia & chuyên nghiệp như: VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi lội), VĐV Nguyễn Thị Cẩm Nhi (Pencak Silat), VĐV Thanh Vũ (Ultratriathlon), VĐV Trần Thị Linh (Boxing), Cầu thủ Marcelo Doan (Bóng đá)…Đầu tháng 3, Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2023
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Một quận tại TP.HCM sẽ xây dựng trung tâm thực hành thí nghiệm hiện đại 265 tỉ
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể:
Cô nàng gen Z mong người khác "Chỉ cần tốt hơn 1% mỗi ngày"
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…